CHU KỲ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM Flashcards

1
Q

Chu kỳ hoạt động của tim cần nêu những ý igf?

A

Chu kỳ tim bao gồm giai đoạn CO (tâm thu) và giai đoạn GIÃN (tâm trương) của tâm nhĩ và cả tâm thất. Có thể chia một chu kỳ tim thành 3 giai đoạn:

  1. Đổ đầy thất
  2. Tâm thất co
  3. Tâm thất giãn
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Đổ đầy thất?

gđ tâm trương.

thất giãn. áp lực giảm. áp lực nhĩ vượt quá thất.

sự chênh lệch áp suất khiến van nhĩ thất mở ra.

đổ đầy nhanh (35% đầu)
đoạn giữa là đầy thất chậm.
co và tống nốt 20% => khởi đầu co thất.

cuối tâm trương:
thất có 130ml => đánh giá chức năng thất.

chênh áp van động mạch (lớn hơn thất) => van đóng, ngăn máu ngược về tim.

A

Xảy ra trong giai đoạn TÂM TRƯƠNG. Lúc này cơ thất hoàn toàn giãn, ÁP LỰC trong thất giảm xuống, áp lực tâm nhĩ VƯỢT QUÁ áp lực tâm thất do máu từ tĩnh mạch LIÊN TỤC ĐỔ VỀ NHĨ. Sự chênh lệch áp suất này khiến cho VAN nhĩ-thất MỞ ra và máu từ nhĩ xuống thất, khoảng 35% đầu là đổ đầy thất nhanh (máu từ nhĩ xuống thất), đoạn
giữa là đầy thất chậm (máu tiếp tục đổ về từ các tĩnh mạch, qua tâm nhĩ và xuống tâm thất), cuối thời kỳ này, tâm nhĩ CO VÀ TỐNG NỐT 20% lượng máu còn lại để khởi đầu cho sự co của thất.

Cuối kỳ tâm thất trương, có khoảng 130 ml MÁU ở mỗi tâm thất, được gọi là thể tích cuối tâm trương, chỉ số này quan trọng để đánh giá CHỨC NĂNG TIM. Trong giai đoạn đổ đầy thất, có một sự chênh lệch áp lực qua van động mạch, áp lực động mạch chủ lớn hơn áp lực thất trái, tác động lên VAN, khiến chúng VẪN ĐÓNG trong suốt thời kỳ này. Điều này NGĂN MÁU CHẢY NGƯỢC trở lại từ động mạch về tim.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Tâm thất co?

thất co ngay sau nhĩ co, áp buồng thất tăng

áp tâm thất lớn hơn nhĩ, van nhĩ thất đóng lại.

0.05s (đóng kín do 2 van đóng, cd cơ tim ko đổi, V không tăng) => sự co đẳng tích

áp tăng nhanh mở van đm => gđ tống máu tâm thất, 0.25s, đến khi thất bắt đầu giãn.

V bóp 70ml => V tống máu tâm thu. còn 60mL là V cuối tâm thu.

A

NGAY SAU khi tâm nhĩ co, tâm thất bắt đầu co làm áp lực trong buồng thất tăng lên. Khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van nhĩ-thất đóng lại. Trong khoảng 0,05 giây, buồng thất là BUỒNG ĐÓNG KÍN vì van nhĩ-thất và van động mạch đều đóng CHIỀU DÀI CƠ TIM không thay đổi, THỂ TÍCH tâm thất không tăng nên còn được gọi là
SỰ CO ĐẲNG TÍCH.

Tâm thất tiếp tục co, áp suất trong buồng thất tăng rất nhanh, vượt quá áp suất trong động mạch làm VAN ĐỘNG MẠCH mở ra và máu được tống vào động mạch, giai đoạn này gọi là giai đoạn TỐNG MÁU TÂM THẤT, kéo dài 0,25 giây cho đến khi tâm thất bắt đầu giãn. Thể tích máu được tống vào động mạch mỗi lần tim bóp khoảng 70
ml và gọi là thể tích tổng máu tâm thu hay THỂ TÍCH TÂM THU. Lượng máu còn lại trong mỗi tâm thất sau tâm thất thu khoảng 60 ml, gọi là THỂ TÍCH CUỐI TÂM THU.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Tâm thất giãn?

thất bắt đầu giãn, cả 4 buồng tâm trương.

áp buồng thất giảm, đóng van động mạch, máu dồn về.

khoảng ngắn lúc đóng van V ko đổi do cả 4 van đều đóng (giãn đẳng tích).

giãn đến áp thấp hơn nhĩ, mở van nhĩ thất và giai đoạn đổ đầy tiếp theo bắt đầu.

A

Khi tâm thất BẮT ĐẦU GIÃN, 4 buồng tim đều ở thời kỳ tâm trương. Lúc này, áp lực tâm thất giảm xuống và dần thấp hơn áp lực động mạch chủ, VAN ĐỘNG MẠCH đóng lại, máu có xu hướng dồn lại về van động mạch. Sự đóng van động mạch tạo một khoảng ngắn, trong đó THỂ TÍCH TÂM THẤT không thay đổi vì cả 4 van đều đóng. Giai
đoạn này gọi là GIÃN ĐẲNG TÍCH.
Tâm thất tiếp tục giãn và áp suất bên trong giảm, nhanh chóng, dẫn đến thấp hơn áp lực tâm nhĩ, van nhĩ-thất mở ra và giai đoạn đổ đầy thất tiếp theo bắt đầu.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly