LEC 21: Giải Phẫu: Bàng Quang Flashcards
(16 cards)
Bàng quang nằm hoàn toàn trong chậu hông và sau xương mu
Bàng quang mở rộng lên phía trên, vào ổ bụng, nằm sau cả thành bụng trước
[HÌNH THỂ NGOÀI CỦA BÀNG QUANG]:
- Khi rỗng, …
- Khi căng, …
- Khi căng, bàng quang có hình trứng.
- Khi rỗng, bàng quang có hình tứ diện, với 1 đỉnh, 1 đáy, 1 cổ và 3 mặt (mặt trên và 2 mặt dưới bên)
[ĐỈNH CỦA BÀNG QUANG]:
- Đi ra trước đến …
- …: đi từ đỉnh bàng quang đến rốn.
- Phúc mạc phủ lên dây chằng này, tạo thành …
ĐỈNH CỦA BÀNG QUANG:
- Đi ra trước đến BỜ TRÊN KHỚP MU
- DÂY CHẰNG RỐN GIỮA: đi từ đỉnh của bàng quang đến rốn.
- Phúc mạc phủ lên dây chằng này, tạo thành NẾP RỐN GIỮA
[ĐÁY CỦA BÀNG QUANG]
- Có hình …, với 3 đỉnh là:
- Hướng về phía …
- Ở nam: liên quan với …
- Ở nữ: liên quan với …
Đáy của bàng quang:
- Hình Tam giác, với giới hạn trên (2 đỉnh trên) là 2 LỖ NIỆU QUẢN và giới hạn dưới (đỉnh ở dưới) là CỔ BÀNG QUANG.
- Hướng về phía SAU DƯỚI.
- Ở nam: ở trên liên quan với TRỰC TRÀNG qua TÚI CÙNG BÀNG QUANG - TRỰC TRÀNG; ở dưới liên quan với TÚI TINH và ỐNG DẪN TINH.
- Ở nữ: liên quan với THÀNH TRƯỚC ÂM ĐẠO qua TÚI CÙNG BÀNG QUANG - TỬ CUNG.
[CỔ BÀNG QUANG]:
- … (thấp)
- … (cố định?)
- … (niệu đạo?)
- … (khớp mu?)
- Ở nam:
- Ở nữ:
Cổ bàng quang:
- Là nơi thấp nhất của bàng quang.
- Là nơi cố định nhất của bàng quang.
- Là vị trí của LỖ NIỆU ĐẠO TRONG.
- Nằm sau dưới khớp mu 3-4cm.
- Ở nam: nằm trên và liên tục với ĐÁY TUYẾN TIỀN LIỆT.
- Ở nữ: bao quanh bởi mạc chậu hông, phủ trên âm đạo
[MẶT TRÊN CỦA BÀNG QUANG]
- Hình gì?
- Ở nam:
- Ở nữ:
Mặt trên của bàng quang:
- Có hình tam giác, với 3 đỉnh: ĐỈNH BÀNG QUANG và 2 LỖ NIỆU QUẢN
- Ở nam: Phúc mạc phủ lên toàn bộ: phía trước, liên tiếp với NẾP RỐN GIỮA; phía sau: lật lên, tạo thành TÚI CÙNG BÀNG QUANG - TRỰC TRÀNG.
- Ở nữ: Phúc mạc phủ lên phía trước, tạo thành TÚI CÙNG BÀNG QUANG - TỬ CUNG; phía sau: không có phúc mạc.
[CÁC DÂY CHẰNG CỦA BÀNG QUANG]:
- Gồm: …
- …: đi từ cổ bàng quang đến mặt dưới xương mu.
- …: đi từ đỉnh bàng quang đến rốn, là di tích của …
Các dây chằng của bàng quang:
- Gồm: dây chằng mu - bàng quang (trong, ngoài); dây chằng rốn giữa.
- DÂY CHẰNG MU - BÀNG QUANG: đi từ cổ bàng quang đến mặt dưới xương mu.
- DÂY CHẰNG RỐN GIỮA: đi từ đỉnh bàng quang đến rốn, là di tích của ỐNG NIỆU RỐN.
[HÌNH THỂ TRONG CỦA BÀNG QUANG]
Thành bàng quang được cấu tạo bởi 3 lớp, từ trong ra ngoài: …, …, …
Lớp niêm mạc, lớp cơ (cơ bức niệu), mô liên kết bọc ngoài (có phúc mạc phủ mặt trên)
[LỚP NIÊM MẠC BÀNG QUANG]
- Tại sao lại gấp nếp khi bàng quang rỗng, xoá dần khi bàng quang đầy?
- Có các cấu trúc gì đặc biệt?
Lớp niêm mạc bàng quang:
- Do gắn LỎNG LẺO với lớp cơ => gấp nếp lại khi bàng quang rỗng, xoá dần khi bàng quang đầy.
- TAM GIÁC BÀNG QUANG: với 3 góc là LỖ NIỆU ĐẠO TRONG + 2 LỖ NIỆU QUẢN.
- MÀO GIAN NIỆU QUẢN/GỜ NIỆU QUẢN: là giới hạn trên của TAM GIÁC BÀNG QUANG, là cái dựa vào để tìm lỗ niệu quản khi ĐẶT ỐNG THÔNG.
[LỚP CƠ VÙNG TAM GIÁC BÀNG QUANG]
- Gồm:
- CƠ TAM GIÁC NÔNG tác dụng: …
- Khi tổn thương CƠ TAM GIÁC …, LỖ NIỆU QUẢN luôn mở dẫn đến …
Lớp cơ vùng tam giác bàng quang:
- Gồm: CƠ TAM GIÁC NÔNG + CƠ TAM GIÁC SÂU.
- Tác dụng: đóng/mở LỖ NIỆU QUẢN.
- Khi tổn thương CƠ TAM GIÁC NÔNG, lỗ niệu quản luôn mở dẫn đến TRÀO NGƯỢC NƯỚC TIỂU.
[CÁC LỖ NIỆU QUẢN]
- Vị trí (tam giác bàng quang?)
- Khi bàng quang rỗng: khoảng cách ?
- Khi bàng quang đầy: khoảng cách ?
Các lỗ niệu quản:
- Nằm góc SAU BÊN của tam giác bàng quang.
- Khi bàng quang rỗng: khoảng cách giữa 2 LỖ NIỆU QUẢN và khoảng cách giữa LỖ NIỆU QUẢN với LỖ NIỆU ĐẠO TRONG là 2,5 cm.
- Khi bàng quang đầy: các khoảng cách trên TĂNG GẤP ĐÔI.
[LỖ NIỆU ĐẠO TRONG]
- Vị trí?
- Lưỡi gà bàng quang?
Lỗ niệu đạo trong:
- Nằm ở cổ bàng quang (vị trí thấp nhất của bàng quang).
- Ở nam giới trung niên: có một chỗ nhô lên ngay sau lỗ niệu đạo trong, do THUỲ GIỮA TUYẾN TIỀN LIỆT gây ra. Gọi là LƯỠI GÀ BÀNG QUANG.
[CẤU TẠO VÙNG CỔ BÀNG QUANG]
- Ở nữ: ?
- Ở nam: ?
Cấu tạo vùng cổ bàng quang:
- Ở nữ: là những bó cơ đường kính nhỏ + mở rộng vào niệu đạo. Gồm: CƠ THẮT TRONG VÀ NGOÀI.
- Ở nam:
+ Được bao quanh bởi CƠ THẮT NIỆU ĐẠO TRONG/CƠ THẮT TRƯỚC TUYẾN TIỀN LIỆT. Khi tổn thương cơ này, tinh trùng xuất hiện trong nước tiểu.
+ Vòng cơ này còn mở rộng về phía xa bao quanh NIỆU ĐẠO TIỀN LIỆT.
+ Chức năng: GIỮ NƯỚC TIỂU TRONG BÀNG QUANG + NGĂN TRÀO NGƯỢC TINH TRÙNG KHI PHÓNG TINH.
[ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO BÀNG QUANG]
- Chủ yếu: … + … Được tách ra từ …
- Ngoài ra: …
Động mạch cấp máu cho bàng quang:
- Chủ yếu: ĐỘNG MẠCH BÀNG QUANG TRÊN + DƯỚI. Tách ra từ THÂN TRƯỚC ĐỘNG MẠCH CHẬU TRONG.
- Ngoài ra: ĐỘNG MẠCH BỊT + ĐỘNG MẠCH MÔNG DƯỚI.
[TĨNH MẠCH, BẠCH HUYẾT, THẦN KINH CỦA BÀNG QUANG]:
- Các tĩnh mạch đều đổ về …
- Các nhóm hạch đổ về …
- Chi phối thần kinh: …
- TĨNH MẠCH CHẬU TRONG.
- HẠCH CHẬU NGOÀI.
- ĐÁM RỐI THẦN KINH CHẬU HÔNG.