Mac 2 Flashcards

1
Q
  1. Sản xuất hàng hóa
A
  • Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường
  • Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q
  1. Điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hàng hóa:
A
  • Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau, nó tạo ra sự chuyên môn hóa lao động dẫn đến sự chuyên môn hóa sản xuất. Do sự tác động của phân công lao động xã hội mà mỗi người chỉ có thể sản xuất ra một hoặc một vào loại sản phẩm nhất định mà trong cuộc sống thì lại cần đến nhiều loại sản phẩm hơn nên để thỏa mãn được nhu cầu đó đòi hỏi sự liên hệ phụ thuộc vào nhau và trao đổi sản phẩm cho nhau.
  • Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà đầu tiên là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi - mua bán hàng hóa.
  • Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại khi đồng thời hội tụ đủ hai điều kiện và nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q
  1. Đặc trưng sản xuất hàng hóa
A
  • Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải sản xuất để tiêu dùng
  • Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm móng của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa.
  • Thứ ba, mục đích sản xuất hàng hóa là tạo ra giá trị thặng dư chứ không phải là một giá trị nào khác.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q
  1. Ưu thế sản xuất hàng hóa
A
  • Thứ nhất, sự phát triển của sản xuất hàng hóa làm cho sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa được nâng cao, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ; làm xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.
  • Thứ hai, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất - kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, ra sức cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình,…, tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
  • Thứ ba, sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội hiện đại, phù hợp với xu thế của thời đại.
  • Thứ tư, sản xuất hàng hóa thúc đẩy gia lưu kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q
  1. Hàng hóa, thuộc tính của hàng hóa và mối liên hệ giữa các thuộc tính (Khái niệm)
A

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q
  1. Hàng hóa, thuộc tính của hàng hóa và mối liên hệ giữa các thuộc tính (Thuộc tính)
A
  • Giá trị sử dụng: Là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Bất cứ một hàng hóa nào cũng có một hoặc một số công dụng nhất định, chính điều này làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học, kỹ thuật và lực lượng sản xuất (ngày xưa than đá chỉ được dùng để nấu, sưởi ấm; khi nồi súpde ra đời, than đá được dùng làm chất đốt; về sau nó cũn được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất …). Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định, nó chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng. Một vật trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để trao đổi.
  • Giá trị: Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Ví dụ, 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về chất, nhưng chúng có thể trao đổi với nhau theo tỷ lệ nào đó là do giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hoá có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, khi người ta trao đổi hàng hoá cho nhau về thực chất là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong những hàng hoá ấy. Có thể nói, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá là cơ sở chung cho việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá. Như vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q
  1. Hàng hóa, thuộc tính của hàng hóa và mối liên hệ giữa các thuộc tính (Mlh)
A

Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập: người sản xuất thì quan tâm đến giá trị hàng hóa mình làm ra, người tiêu dùng thì chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó thì người mua phải trả cho người bán một giá trị tương ứng. Được hiểu là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, giá trị sử dụng thực hiện sau.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q
  1. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (lđ cụ thể)
A
  • Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế; cũng phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa; có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào v.v; cũng lao động của người thợ may thỡ tạo ra quần áo để mặc, lao động của người thợ mộc thỡ tạo ra ghế để ngồi v.v. Điều đó có nghĩa là lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Trong xã hội có nhiều loại hàng hoá với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • Lao động cụ thể là điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế-xã hội nào. Những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật, của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể khác nhau làm cho các hàng hoá có sự khác nhau về giá trị sử dụng. Nhưng giữa các hàng hoá đó có điểm chung giống nhau là giá trị của chúng đều do lao động trừu tượng tạo nên, nhờ đó chúng trao đổi được với nhau. ❖
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q
  1. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (lđ trừu tượng)
A

Là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung. Nếu lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá. Có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hoá.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q
  1. Nội dung của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
A

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
11
Q
  1. Yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
A

Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được; cũng trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, tức là giá cả phải bằng giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
12
Q
  1. Tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
A
  • Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới sự tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lời cao thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao. Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. Như vậy, sự biến động của giá cả thị trường không những chỉ từ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
  • Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, sẽ thu được nhiều lời và càng thấp hơn càng lời. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
  • Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo. Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hoá theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lời, giàu hơn, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động và trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao đông xã hội cần thiết, khi bán hàng hoá sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
13
Q
  1. Ý nghĩa nghiên cứu trong nền sản xuất hàng hóa
A

Quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tối tích cực phát triển. Tuy nhiên, quy luật này làm cho xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo tạo ra sự bất bình bình đẳng trong xã hội.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
14
Q
  1. Điều kiện để sức lao động là hàng hóa
A
  • Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích. Nó là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất, sức lao động không phải lúc nào nó cũng là hàng hóa, nhưng muốn trở thành hàng hóa thì gồm 2 điều kiện sau:
    ✓ Người lao động được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.
    ✓ Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để đứng ra tổ chức sản xuất, nếu muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
15
Q
  1. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
A
  • Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động có hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ. Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đó đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lí, khí hậu. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động - Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quy trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Hàng hoá sức lao động là điều kiện chuyển hoá tiền thành tư bản. Tuy nhiên nó không phải là cái quyết định để có hay không có bóc lột, việc quyết định còn ở chỗ giá trị thặng dư được phân phối như thế nào. - Sức lao động chính là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn chung tư bản bởi vì mục đích của các nhà tư bản là muốn giá trị mới được sáng tạo ra phải lớn hơn giá trị sức lao động và thực tế việc nhà tư bản tiêu dùng sức lao động, phần lớn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Chính đặc tính này làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
16
Q
  1. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư (Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối)
A

Là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện dựa trên cơ sở kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản khi công cụ lao động thủ công thống trị, năng suất lao động còn thấp.

17
Q

8.Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư (Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối)

A

Là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiên dựa trên cơ sở rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản suất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ

18
Q
  1. Giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối
A

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thi trường của nó. Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại các đối thủ của mình trong cạnh tranh. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

19
Q
  1. Thực chất động và cơ tích lũy tư bản
A

Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà dùng một phần giá trị thặng dư làm tư bản phụ thêm. Thực chất của tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm; động cơ của tích luỹ tư bản là nhằm thắng trong cạnh tranh và thu được nhiều giá trị thặng dư.

20
Q
  1. Các nhân tố ảnh hưởng quy mô tích lũy tư bản
A
  • Thứ nhất, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành hai quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Tuy nhiên, tỷ lệ quỹ này tăng lên thì tỷ lệ quỹ kia sẽ giảm đi.
  • Thứ hai, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư: trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m’); trình độ năng suất lao động xã hội; chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng và quy mô tư bản ứng trước.
21
Q
  1. Tích tụ tư bản
A

Là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. Ví dụ: Doanh nghiệp có tổng số vốn là 1.000.000.000 đưa số vốn này vào sản xuất và thu được giá trị thặng dư là 200.000.000 vậy tích tụ tư bản là 1.200.000.000. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất TBCN tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.

22
Q
  1. Tập trung tư bản
A

Là sự tăng thêm quy môn của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Ví dụ: Xí nghiệp A có 5.000.000.000 hợp lại với Xí nghiệp B có 10.000.000.000 trở thành một xí nghiệp lớn hơn có tổng số vốn là 15.000.000.000 được gọi là tập trung tư bản. Tập trung tư bản thường diễn ra bằng 2 phương pháp: Phương pháp cưỡng bức ở chỗ: trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư bản lớn thôn tính các nhà tư bản nhỏ phá sản. Phương pháp tự nguyện ở chỗ: trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư bản không phân thắng bại, liên hiệp lại và tổ chức các công tuyệt đối cổ phần để tránh phá sản và có đủ sức mạnh cấn thiết cho cạnh tranh trên phạm vi mới.

23
Q
  1. Tuần hoàn tư bản
A

Là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi quay lại trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

24
Q
  1. Ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản
A

✓ Giai đoạn 1: giai đoạn lưu thông • Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, chức năng của giai đoạn này là mua các yêu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
✓ Giai đoạn 2: giai đoạn sản xuất
• Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, thực hiện kết hợp hai yếu tố là tư liệu sản xuất và sức lao động đề sản xuất ra hàng hóa và tạo ra giá trị thặng dư, giai đoạn này được xem là giai đoạn có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất TBCN.
• Kết thúc gia đoạn này là tư bàn sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
✓ Giai đoạn 3: giai đoạn lưu thông
• Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng, hàng hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.
• Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ. Như vậy, mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầy trong tay chủ của nó với số lượng lớn hơn trước. - Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng.
- Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản cá biệt đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Tái sản xuất của mọi doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa trong cùng một lúc đều gồm có: tư bản tiền tệ chi ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động; tư bản sản xuất dưới hình thái tư liệu sản xuất và sức lao động đang hoạt động; tư bản hàng hóa sắp đưa ra bán. Đồng thời, trong lúc một bộ phận của tư bản là tư bản tiền tệ đang biến thành tư bản sản xuất, thì một bộ phận khác là tư bản sản xuất đang biến thành tư bản hàng hóa và bộ phận thứ ba là tư bản hàng hóa đang biến thành tư bản tiền tệ. Mỗi bộ phận ấy đều lần lượt mang lấy và trút bỏ một trong ba hình thái đó.
- Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó. Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác nhau trong giai cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng… chia nhau giá trị thặng dư.

25
Q
  1. Chu chuyển tư bản
A

Là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại, thì gọi là chu chuyển tư bản.

26
Q
  1. Thời gian sản xuất
A

Thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm:
• Thời gian lao động
• Thời gian gián đoạn lao động
• Thời gian dự trữ sản xuất.
- Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố như: • Tính chất của ngành sản xuất, ví dụ ngành đóng tàu thời gian sản xuất thường dài hơn ngành dệt vải hay dệt thảm trơn thời gian thường ngắn hơn dệt thảm trang trí hoa văn….
• Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm ví dụ như xây dựng một xí nghiệp, công xưởng mất thời gian dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường.
• Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn.
• Năng suất lao động.
• Dự trữ sản xuất.
- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các nhân tố sau quy định:
• Thị trường xa hay gần
• Tình hình thị trường xấu hay tốt
• Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải, bưu chín viễn thông…
- Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
- Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.

27
Q
  1. Tốc độ chu chuyển của tư bản
A
  • Các tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số lần chu chuyển trong một đơn vị thời gian (một năm) không giống nhau, nói cách khác, tốc độ chu chuyển của chúng khác nhau.
  • Tốc độ chu chuyển của tư bản đo bằng số lần (vòng) chu chuyển của tư bản trong một năm.
  • Ta có công thức tính tốc độ chu chuyển của tư bản như sau: n= CH/ch
    Trong đó: n: Số lần chu chuyển của tư bản trong 1 năm. CH: Thời gian trong năm.
    ch: Thời gian chu chuyển của một tư bản nhất định - Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.
  • Lực lượng sản xuất phát triển, kỹ thuật tiến bộ, những tiến bộ về mặt tổ chức sản xuất, việc áp dụng những thành tựu của hoá học, sinh học hiện đại vào sản xuất, phương tiện vận tải và bưu điện phát triển, tổ chức mậu dịch được cải tiến… cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản, do đó, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
28
Q
  1. Nguyên nhân hình thành đặc điểm kinh tế cơ bàn của CNTB độc quyền
A
  • Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kĩ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy môn lớn.
  • Thứ hai, vào năm 30 cuối thế kỷ thứ XIX, đạt được những thành tựu về khoa học kỹ thuật một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
  • Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học – kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của CNTB như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy,… ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. - Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buôc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn giàu lên, và quy mô sản cuất ngày càng được mở rộng.
  • Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản. - Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bầy mạnh mẽ thúc đầy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền