Ôn thi - Các thuật ngữ Flashcards
(40 cards)
OSHA?
Occupational Safety and Health Administration (Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp)
Các nhiệm vụ chính của OSHA:
-Thiết lập tiêu chuẩn: OSHA đưa ra các quy định và tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
-Thanh tra và giám sát: OSHA tiến hành thanh tra các cơ sở làm việc để đảm bảo tuân thủ các quy định.
-Đào tạo và giáo dục: OSHA cung cấp các chương trình đào tạo và tài liệu hướng dẫn để nâng cao nhận thức về an toàn lao động.
-Hỗ trợ người lao động: OSHA bảo vệ quyền lợi của người lao động, bao gồm quyền khiếu nại về các điều kiện làm việc không an toàn mà không sợ bị trả thù.
SDS
Safety Data Sheet (Bảng Dữ liệu An toàn Hóa chất)
Mục đích của SDS:
-Cung cấp thông tin về các mối nguy hiểm của hóa chất.
-Hướng dẫn cách xử lý, lưu trữ và vận chuyển an toàn.
-Đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố (ví dụ: rò rỉ, cháy nổ, hoặc phơi nhiễm).
Các phần chính trong SDS:
Một SDS thường bao gồm 16 phần theo tiêu chuẩn GHS, bao gồm:
Nhận dạng hóa chất: Tên hóa chất, nhà sản xuất, thông tin liên hệ.
Nhận dạng mối nguy hiểm: Các nguy cơ về sức khỏe, cháy nổ, và môi trường.
Thành phần hóa học: Thông tin về các thành phần trong hóa chất.
Biện pháp sơ cứu: Hướng dẫn xử lý khi tiếp xúc với hóa chất.
Biện pháp chữa cháy: Cách dập tắt đám cháy liên quan đến hóa chất.
Biện pháp xử lý khi tràn đổ: Cách làm sạch và xử lý rò rỉ.
Xử lý và lưu trữ: Hướng dẫn an toàn khi sử dụng và bảo quản.
Kiểm soát phơi nhiễm và bảo vệ cá nhân: Thiết bị bảo hộ cần thiết.
Tính chất vật lý và hóa học: Đặc điểm như điểm nóng chảy, điểm sôi, độ pH, v.v.
Độ ổn định và khả năng phản ứng: Khả năng gây phản ứng nguy hiểm.
Thông tin độc tính: Tác động đến sức khỏe con người.
Thông tin sinh thái: Tác động đến môi trường.
Xử lý chất thải: Cách tiêu hủy an toàn.
Thông tin vận chuyển: Quy định vận chuyển hóa chất.
Thông tin pháp lý: Quy định và luật pháp liên quan.
Thông tin khác: Các thông tin bổ sung.
MSDS
Material Safety Data Sheet (Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu), một tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về các đặc tính của một vật liệu hoặc hóa chất cụ thể, bao gồm các mối nguy hiểm, cách xử lý, lưu trữ, và các biện pháp an toàn khi sử dụng. MSDS là tiền thân của SDS (Safety Data Sheet), được sử dụng trước khi Hệ thống Hài hòa Toàn cầu về Phân loại và Ghi nhãn Hóa chất (GHS) được áp dụng rộng rãi.
Sự khác biệt giữa MSDS và SDS:
MSDS là phiên bản cũ hơn, không tuân theo một tiêu chuẩn thống nhất và có thể có cấu trúc khác nhau tùy theo quốc gia hoặc nhà sản xuất.
SDS là phiên bản mới hơn, tuân theo tiêu chuẩn GHS với 16 phần thống nhất trên toàn cầu.
Mục đích của MSDS:
Cung cấp thông tin về các mối nguy hiểm của vật liệu hoặc hóa chất.
Hướng dẫn cách xử lý, lưu trữ, và vận chuyển an toàn.
Đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố (ví dụ: rò rỉ, cháy nổ, hoặc phơi nhiễm).
Các phần chính trong MSDS:
Một MSDS thường bao gồm các phần sau:
Nhận dạng vật liệu: Tên vật liệu, nhà sản xuất, thông tin liên hệ.
Thành phần hóa học: Thông tin về các thành phần trong vật liệu.
Nhận dạng mối nguy hiểm: Các nguy cơ về sức khỏe, cháy nổ, và môi trường.
Biện pháp sơ cứu: Hướng dẫn xử lý khi tiếp xúc với vật liệu.
Biện pháp chữa cháy: Cách dập tắt đám cháy liên quan đến vật liệu.
Biện pháp xử lý khi tràn đổ: Cách làm sạch và xử lý rò rỉ.
Xử lý và lưu trữ: Hướng dẫn an toàn khi sử dụng và bảo quản.
Kiểm soát phơi nhiễm và bảo vệ cá nhân: Thiết bị bảo hộ cần thiết.
Tính chất vật lý và hóa học: Đặc điểm như điểm nóng chảy, điểm sôi, độ pH, v.v.
Độ ổn định và khả năng phản ứng: Khả năng gây phản ứng nguy hiểm.
Thông tin độc tính: Tác động đến sức khỏe con người.
Thông tin sinh thái: Tác động đến môi trường.
Xử lý chất thải: Cách tiêu hủy an toàn.
Thông tin vận chuyển: Quy định vận chuyển vật liệu.
Thông tin pháp lý: Quy định và luật pháp liên quan.
Thông tin khác: Các thông tin bổ sung.
FDA
FDA (Food and Drug Administration - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
Nhiệm vụ: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách đảm bảo an toàn, hiệu quả của thực phẩm, dược phẩm, vaccine, thiết bị y tế, mỹ phẩm, và sản phẩm bổ sung.
Hoạt động: Kiểm duyệt sản phẩm trước khi lưu hành, giám sát sau khi ra thị trường, và nghiên cứu để nâng cao tiêu chuẩn
CDC
CDC (Centers for Disease Control and Prevention - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ)
Nhiệm vụ: Phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua nghiên cứu, giáo dục, và ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe (như COVID-19, Ebola, cúm…).
Hoạt động: Theo dõi dịch tễ, đề xuất chính sách y tế, và hỗ trợ hệ thống y tế địa phương/quốc tế
EPA
Environmental Protection Agency (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ)
Nhiệm vụ chính của EPA:
-Bảo vệ môi trường: Giám sát và cải thiện chất lượng không khí, nước, và đất.
-Thiết lập và thực thi quy định: Đưa ra các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, chẳng hạn như giới hạn phát thải khí nhà kính, quản lý hoá chất và chất thải nguy hại, và kiểm soát ô nhiễm nước.
-Nghiên cứu và giáo dục: Tiến hành nghiên cứu khoa học về các vấn đề môi trường và cung cấp thông tin, giáo dục cho công chúng.
-Hỗ trợ các chương trình môi trường: Tài trợ và hỗ trợ các chương trình bảo vệ môi trường ở cấp địa phương và quốc gia.
-Giám sát và đánh giá: Theo dõi tình trạng môi trường và đánh giá hiệu quả của các chính sách và quy định.
PPE
- Personal Protective Equipment có nghĩa là Thiết bị Bảo hộ Cá nhân
Găng tay:
-Là thiết bị dùng 1 lần, phải thay cho mỗi dịch vụ và KH.
-Găng tay được tháo đầu tiên phải được giữ trong tay đang đeo găng, sau đó tháo găng bằng cách lật ngược cổ găng tay, kéo găng ra, lồng găng đầu tiên vào, rồi bỏ vào thùng rác;
Vi sinh vật
- Microorganism
Sinh vật siêu nhỏ, bao gồm 4 loại: vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng.
Vi khuẩn
- Bacteria
Sinh sôi ở nơi ấm áp, tối, ẩm ướt hoặc bẩn. Khi đạt đến kích cỡ lớn nhất chúng phân chia thành 2 tế bào mới gọi là nhị phân. Các tế bào con này được sinh ra sau mỗi 20-60p
Vi khuẩn gây bệnh
- Pathogenic bacteria
Vi khuẩn không gây bệnh
- Non-pathogenic bacteria
Cầu khuẩn
- Coccus (số nhiều: Cocci)
Vi khuẩn có hình cầu
Tụ cầu khuẩn
- Staphylococcus
Cầu khuẩn thường tụ thành cụm, có thể gây bệnh như áp xe, mụn mủ, bóng nước; một số có thể gây tử vong
Gây ra bệnh lây truyền có tên aureus, trải qua sự phân bào sau mỗi 27-30p
Liên cầu khuẩn
- Streptococcus
Cầu khuẩn xếp thành chuỗi, gây bệnh như viêm họng, nhiễm độc máu
Song cầu khuẩn
- Diplococcus
Cầu khuẩn xếp thành cặp, ví dụ như phế cầu khuẩn, gây ra bệnh viêm phổi
Trực khuẩn
- Bacillus
Vi khuẩn hình que, là loại vi khuẩn thường gặp nhất, gây ra các bệnh uốn ván (cứng hàm), thương hàn, lao và bạch hầu
Xoắn khuẩn
- Spirochete
Vi khuẩn hình xoắn, ví dụ như vi khuẩn gây bệnh giang mai
Vi rút
- Virus
Tác nhân gây bệnh siêu nhỏ, không có cấu trúc tế bào
Nấm
- Fungus (số nhiều: Fungi)
Sinh vật nhân thực, bao gồm nấm men và nấm mốc
“Nhân thực”:
“Nhân”: Ám chỉ nhân tế bào (nucleus), là cấu trúc chứa vật chất di truyền (DNA).
“Thực”: Có nghĩa là rõ ràng, hoàn chỉnh, phân biệt với “nhân sơ” (không có màng nhân hoàn chỉnh).
Ký sinh trùng
- Parasite
Sinh vật sống ký sinh trên vật chủ, gây bệnh, như chấy rận, ghẻ
Bệnh truyền nhiễm
- Infectious disease
Bệnh do vi sinh vật gây ra, có thể lây lan.
Làm sạch
- Cleaning
Loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bề mặt.
Có 3 cách làm sạch dụng cụ:
1. rửa bằng xà phòng và nước ấm, sau đó chà bằng bàn chải móng sạch đã khử trùng
2. Sd thiết bị siêu âm
3. Sd dung môi làm sạch
Khử trùng
- Disinfection
Tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa hầu hết vi sinh vật gây bệnh trên bề mặt không xốp, không diệt được bào tử
Sd chất khử trùng:
-Luôn đeo găng và kính bảo hộ
-Luôn pha loãng theo HD
-Ngâm hoặc xịt lên bề mặt lớn min 10p
-Khử trùng bồn ngâm chân: sau mỗi KH và được ghi vào sổ nhật ký, dung dịch khử trùng phải được lưu thông min 10p
-Phải để trong thùng có nắp đậy và dán nhãn.
Không bao giờ:
-Để hợp chất amoni bậc bốn, phenol, chất tẩy trắng,… tiếp xúc với da. Nếu dính lên da phải rửa bằng xà phòng dạng lỏng và nước ấm. Nếu dính lên mắt rửa bằng nước lạnh.
AHP - Accelaerated hydrogen peroxide: là chất khử trùng mới, chỉ phải thay sau 14 ngày và không độc đ/v da và môi trường
Tiệt trùng
- Sterilization
Tiêu diệt hoàn toàn mọi vi sinh vật, bao gồm cả bào tử (sử dụng lò hấp của bệnh viện)