Tư tưởng HCM Flashcards

(10 cards)

1
Q

Trình bày nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

A

Nhân tố chủ quan là nhân tố quyết định sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện ở các khía cạnh:
1. Phẩm chất
Hồ Chí Minh là người có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước. Người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng; đã vận dụng đúng quy luật chung của xã hội loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đã đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Người có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác và kỳ diệu để dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới bến bờ thắng lợi vinh quang.
Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại.
2. Tài năng
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường. Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng đảng cộng sản,… không chỉ qua nghiên cứu lý luận mà còn qua hoạt động thực tiễn ở nhiều nước.
Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã hiện thực hóa tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực; đồng thời tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận cách mạng.
Như vậy, những phẩm chất cá nhân cùng tài năng hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

Trình bày quan điểm: Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.

A

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
- Một là, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân
Hồ Chí Minh đánh giá cao học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
Bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi. “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ mục tiêu của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập… dân chúng được tự do”. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do. Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
- Hai là, độc lập dân tộc phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
Sau Cách mạng Tháng Tám, mặc dù giành được chính quyền nhưng nhân dân còn đói rét, mù chữ, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước phải:
“Làm cho dân có ăn.
Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”.
Có thể thấy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi độc lập dân tộc gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Như Người khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

Trình bày luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

A

Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ những con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản đã không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do cho dân tộc. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước của ông cha, nhưng Người không hoàn toàn tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.
Tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp và cách mạng tư sản Mỹ, Người nhận thấy: Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng tới việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.
Đến năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy cho Việt Nam con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Học thuyết cách mạng vô sản được vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cách mạng Việt Nam. Đó là giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết. Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Phương hướng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đồng thời giải quyết triệt để những yêu cầu khách quan, cụ thể mà cách mạng Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

Trình bày luận điểm: Đảng là đạo đức, là văn minh

A

Trong bài nói tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Quan điểm này vừa là sự ghi nhận những giá trị “đạo đức, văn minh” mà Đảng đạt được trong quá trình lãnh đạo cách mạng, vừa là yêu cầu Người đặt ra đối với Đảng ta trong những giai đoạn tiếp theo.
“Đảng là đạo đức” thể hiện ở chỗ:
(1) Mục đích hoạt động của Đảng là lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
(2) Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn của Đảng đều phải nhằm mục đích đó.
(3) Đội ngũ đảng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, suốt đời trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân.
“Đảng là văn minh” thể hiện ở chỗ:
(1) Đảng văn minh tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc.
(2) Đảng văn minh ra đời phù hợp với quy luật phát triển tiến bộ của dân tộc và nhân loại.
(3) Đảng văn minh luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lãnh đạo đất nước giành độc lập dân tộc và mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
(4) Đảng văn minh thể hiện trong giai đoạn cầm quyền. Dù Đảng lãnh đạo đất nước nhưng Đảng không đứng trên dân tộc. Mọi hoạt động của Đảng vẫn nằm trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
(5) Đảng văn minh thể hiện ở đội ngũ đảng viên, đều là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống.
(6) Đảng văn minh có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không những vì lợi ích dân tộc mà còn vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới.
Như vậy, xây dựng Đảng để xứng đáng “Đảng đạo đức”, “Đảng văn minh” là nội dung đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. So với lý luận của Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đây cũng là bước phát triển lý luận sáng tạo độc đáo của Người

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người

A

Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người thể hiện ở các khía cạnh sau:
1- Ý nghĩa của việc xây dựng con người: Xây dựng con người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Hồ Chí Minh mượn ý của Quản Trọng: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng người phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người, đây vừa là trách nhiệm của cá nhân, vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội.
2- Điều kiện xây dựng con người: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3- Nội dung xây dựng con người: Xây dựng con người toàn diện vừa hồng vừa chuyên ở những khía cạnh sau:
- Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng
- Có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể XHCN mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Cần kiệm xây dựng đất nước và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc
- Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương.
4- Phương pháp xây dựng con người: Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng xây dựng con người cần phải thông qua quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện của mỗi người, kết hợp với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ. Phát huy vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể thông qua các phong trào Thi đua yêu nước, Người tốt việc tốt… Đặc biệt là phải chú trọng vai trò của giáo dục và đào tạo: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn / Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

Phân tích khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, chỉ rõ ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên.

A
  1. Phân tích khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
    - Khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
    - Phân tích: Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở hình thành cũng như ý nghĩa của tư tưởng đó. Cụ thể:
    Một là, khái niệm này đã nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Hai là, nêu lên cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời tiếp thu các giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
    Ba là, nêu lên ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
  2. Ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên
    Sinh viên là đội ngũ trí thức trẻ được Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức kỳ vọng. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Qua việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên chúng em được:
    - Nâng cao năng lực tư duy lý luận, có thêm hiểu biết về nền tảng tư tưởng của Đảng, biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
    - Giáo dục lòng yêu nước, nuôi dưỡng niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam, về Đảng, về Bác, về chế độ XHCN, trở thành một công dân tốt, sống trách nhiệm với cộng đồng.
    - Rèn luyện phương pháp, xây dựng phong cách: như phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách làm việc… của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    - Đặc biệt, là sinh viên của Mái trường Đại dương, với đặc thù đào tạo sau khi ra trường được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều chế độ chính trị khác nhau, bản thân em càng thấy được tầm quan trọng to lớn của việc học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh. Em sẽ luôn giữ vững niềm tin, lý tưởng vào sự nghiệp cách mạng; sống đạo đức và trách nhiệm, không để cái xấu làm dao động, lôi kéo, mua chuộc; dù ở cương vị nào cũng sẵn sàng cống hiến tâm huyết và tài năng để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, đóng góp thiết thực và hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng mà cha ông ta đã để lại.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
7
Q

Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về tính tất yếu ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, cho biết sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay.

A
  1. Tính tất yếu ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
    Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã thấy được sự cần thiết phải có một chính đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam tới thành công. Vì thế, sau khi tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Người đã tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Người khẳng định: Cách mạng trước hết phải có “đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi”.
    Lý luận chung trên thế giới cho thấy, sự ra đời của đảng cộng sản là từ sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Còn đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Như vậy về mặt lý luận, so với học thuyết Mác - Lênin thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo thêm yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Đây là một sáng tạo rất lớn của Người về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, tồn tại và phát triển chính là từ nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam. Đảng đã được toàn dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn cho thấy Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, vĩ đại trong: cách mạng giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới đất nước.
  2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
    Thứ nhất, phải đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn: Đường lối, chủ trương này phải dựa trên nền tảng lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ví dụ:
    Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám: Đảng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên trên hết, trước hết.
    Thời kỳ trước năm 1975: Đảng thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, thống nhất đất nước.
    Thời kỳ từ năm 1986: Đảng chủ trương đổi mới toàn diện, đưa đất nước ngày càng phát triển.
    Thứ hai, phải tổ chức thực hiện thật tốt đường lối, chủ trương của Đảng: Đường lối chủ trương đúng đắn phải được hiện thực hóa trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân.
    Thứ ba, phải chú trọng hơn nữa công tác chỉnh đốn Đảng: Đảng phải thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh, xứng đáng vừa là người lãnh đạo - vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
    Thứ tư, đối với sinh viên: Sinh viên là đảng viên cần tiếp tục thực hiện thật tốt đường lối, quan điểm, chủ trương, điều lệ Đảng, gương mẫu trong cuộc sống và học tập. Sinh viên chưa là đảng viên cần tiếp tục tu dưỡng rèn luyện, có lý tưởng phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng, bảo vệ Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đất nước
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
8
Q

Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về những tiêu cực trong bộ máy Nhà nước. Từ đó, cho biết sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

A
  1. Quan điểm Hồ Chí Minh về những tiêu cực trong bộ máy Nhà nước
    Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người phải đề phòng và khắc phục những tiêu cực sau đây:
    Thứ nhất, đặc quyền, đặc lợi: Đó là thói đặc quyền đặc lợi, cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, đồng thời vơ vét tiền của, lợi dụng chức vụ để làm lợi cho cá nhân mình. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh cần phải tẩy trừ những tiêu cực đó.
    Thứ hai, tham ô, lãng phí, quan liêu: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Lãng phí là lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của của nhân dân. Bệnh quan liêu là chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn.
    Thứ ba, “tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”: Hồ Chí Minh kịch liệt lên án tệ kéo bè, béo cánh, tệ nạn bà con bạn hữu không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng thì bị đẩy ra ngoài. Trong chính quyền, là hiện tượng gây mất đoàn kết, cậy thế, kiêu ngạo, làm mất uy tín của Chính phủ đối với nhân dân.
  2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước
    Một là, phải xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh
    - Nhà nước trong sạch vững mạnh thể hiện ở hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng và nhân văn, luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật đầy đủ, công bằng và triệt để.
    - Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài; Tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; Có cơ chế để thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài.
    Hai là, đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
    - Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối; Nhà nước thể chế hóa thành hiến pháp và pháp luật; thực hiện đúng nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc xây dựng Nhà nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
9
Q

Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về điều kiện xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, cho biết sự vận dụng của Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

A
  1. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
    Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. Đây là những truyền thống hết sức quý báu của dân tộc ta. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ.
    Hai là, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân, cũng như trong mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu… Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc nhưng biết hối cải.
    Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự nối tiếp truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mácxít “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
  2. Sự vận dụng của Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
    Đảng đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy cao nhất sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đưa lại nhiều thắng lợi to lớn cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ: (SV phân tích)
    Trong kháng chiến chống Pháp: …….
    Trong kháng chiến chống Mỹ: …….
    Trong công cuộc đổi mới: …….
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
10
Q

Phân tích nội dung của Trung với nước, Hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, cho biết sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức trong giai đoạn hiện nay

A
  1. Nội dung của Trung với nước, Hiếu với dân
    - Trung với nước, Hiếu với dân là chuẩn mực đạo đức bao trùm, quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm Trung, Hiếu và đưa vào nội dung mới.
    - Nội dung chủ yếu của Trung với nước là:
    + Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, lên trước hết.
    + Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
    + Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng.
    - Nội dung chủ yếu của Hiếu với dân là:
    + Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
    + Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    + Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
    - Hồ Chí Minh cho rằng, Trung với nước phải gắn liền với Hiếu với dân “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
  2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức
    - Đối với mỗi người nói chung: Cần phải học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều phương diện:
    + Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.
    + Tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đức khiêm tốn, giản dị, trung thực.
    + Có đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của con người, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
    + Có ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích cuộc sống.
    - Đối với sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh càng cần được thể hiện cụ thể trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện (Liên hệ cụ thể tới bản thân sinh viên). Mỗi sinh viên cần phải có khát vọng, hoài bão, trau dồi đạo đức cách mạng, tích cực tu dưỡng phấn đấu để trở thành người công dân ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho đất nước mạnh giàu, phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong đợi.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly