VỠ TC TRONG CHUYỂN DẠ - tc, cđ, xử trí Flashcards

1
Q

Câu đầu tiên: có doạ vỡ và không có doạ vỡ.

A

thường có dấu hiệu báo trước là dấu hiệu doạ vỡ, phát hiện kịp thời ngăn chặn tiến triển đến vỡ.

vỡ tc ở người có sẹo mổ cũ thường đột ngột không có dậu hiệu doạ vỡ

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
2
Q

DOẠ VỠ TỬ CUNG

cơ năng: đau nhiêu quằn quại do co mạnh và dày.

tử cung chia làm 2 khối (đoạn trên đẩy lên cao; đoạn dưới kéo dài có khi tới rốn, chỗ thắt là vòng Bandl, lúc gần vỡ vòng Bandl lên cao).

cơn co tử cung mạnh, dồn dập.

hai dây chằng tròn căng như dây đàn, đoạn dưới giãn mỏng tạo vòng với vòng bandl gọi là dấu hiệu bandl-frommel.

tim thai nhanh, chậm, không đều.

khám âm đạo thấy nguyên nhân cản trở chuyển dạ.

tóm lại: 
cơ năng: đau nhiều quằn quại 
co tc dồn dập; 
tim thai nhanh chậm không đều; 
vòng bandl; dấu bandl - frommel
khám âm đoạ thấy nguyên nhân cản trở chuyển dạ.
A

Triệu chứng cơ năng: thai phụ đau nhiều, quằn quại do cơn co mạnh và dày.

  • Triệu chứng thực thể:

+ Tử cung bị chia làm hai khối, thắt ở giữa như hình quả bầu nậm. Khối dưới là
đoạn dưới bị kéo dài (có khi lên tới rốn), giãn mỏng, khối thân tử cung bị đẩy lên
cao. Chỗ thắt ở giữa gọi là vòng Bandl, lúc tử cung gần vỡ vòng Bandl càng lên cao
và rõ.
+ Cơn co tử cung mạnh, dồn dập.
+ Hai dây chằng tròn bị căng như hai sợi dây đàn, đoạn dưới giãn mỏng. Vòng
bandl và dây chằng tròn bị kéo căng tạo thành dấu hiệu Bandl - Frommel.
+ Tim thai có biểu hiện bất thường, nhanh, chậm, hoặc không đều.
+ Khám âm đạo có thể tìm thấy các nguyên nhân gây cản trở chuyển dạ như
khung chậu hẹp, ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt cằm cùng),
thai to hoặc bất cân xứng đầu - chậu…

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
3
Q

VỠ TỬ CUNG

đột nhiên đau chói chỗ vỡ rồi dịu đi.
chảy máu đỏ tươi, lượng tuỳ vị trí vỡ, tuỳ tổn thương mm ko.

thực thể:
toàn trạng choáng (hh, tuần hoàn: da niêm, mặt, mạch, HA)

ko còn thấy hình dạng tử cung.

sờ đau chói, bụng có phản ứng, lổn nhổn nếu thai trong ổ bụng.

mất tim thai, suy thai trong nứt sẹo mổ cũ đoạn dưới.

khám: máu đỏ tươi âm đạo theo tay, ngôi thai cao, đẩy lên dễ dàng.

thông tiểu hồng/đỏ khi tt bq.

A

-Triệu chứng cơ năng:
+ Ở sản phụ đã có dấu hiệu dọa vỡ đột nhiên đau nhói, đau nhiều ở chỗ vỡ, sau
đó dịu đi.
+ Chảy máu: âm đạo có máu đỏ tươi chảy ra, số lượng nhiều hoặc ít tùy theo vị
trí i và có kèm tổn thương mạch máu không.
- Triệu chứng thực thể:
+ Nếu mất máu nhiều có tình trạng choáng, da nhợt nhạt, niêm mạc mắt trắng
bệch, ở nhanh nông, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ.
+Nhìn không còn thấy hình dạng tử cung.
+ Sở nắn: nếu thai còn trong buồng tử cung thì tử cung vẫn còn hình thể cũ
nhưng sờ vào chỗ vỡ thai phụ sẽ đau chói, bụng có phản ứng. Nếu thai bị đẩy vào
ổ bụng, Sở Quy các phần của thai lổn nhổn dưới da bụng.
+ Mất tim thai hoặc suy thai trong trường hợp nứt sẹo mổ cũ ở đoạn dưới.
+ Khám âm đạo có máu đỏ tươi chảy ra theo tay, ngôi thai cao, đẩy lên dễ
dàng.
+ Thông tiểu nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ tùy theo có tổn thương bàng
quang hay không.

How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
4
Q

CHẨN ĐOÁN XĐ

A
  • Dọa vỡ tử cung: thai phụ đau bụng dữ dội, cơn co dồn dập, có vòng Bandl
    hoặc dấu hiệu Bandl - Frommel.
  • Vỡ tử cung: có dấu hiệu dọa vỡ tử cung (trừ trường hợp có sẹo mổ ở tử cung),
    thai phụ thấy đau chói, ra máu âm đạo đỏ tươi, có tình trạng choáng tùy thuộc
    vào mức độ mất máu, không còn tim thai, sờ thấy phần thai dưới da bụng.
  • Vỡ tử cung sau sinh, sau thủ thuật: sau sinh thấy ra máu âm đạo nhiều, bóc
    nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung hoặc kiểm tra cổ tử cung mới phát hiện ra vỡ
    tử cung.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
5
Q

CĐ PHÂN BIỆT

rau tiền đạo: không có doạ vỡ, ko đau, sờ được bánh nhau khi khám âm đạo.

nhau bong non: máu loãng, tử cung cứng như gỗ.

A
  • Nhau tiền đạo: không có dấu hiệu dọa vỡ, chảy máu ra ngoài là chủ yếu, tim
    thai có thể mất khi máu chảy nhiều, không đau bụng, khám âm đạo sờ thấy bánh
    nhau.
  • Nhau bong non: chảy máu âm đạo loãng không đông, tử cung co cứng như gỗ,
    không nghe thấy tim thai, giảm fibrinogen máu, choáng có thể xảy ra.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly
6
Q

ĐIỀU TRỊ

chuyển tuyến ngay với sản phụ có yếu tố nguy cơ để bs chuyên khoa td và xử trí kịp thời.

doạ vỡ tc:
giảm co + đường truyền tm + tìm ng nhân và mổ cc.

vỡ tc:
hồi sức tích cực + chống choáng + mổ cc để cứu mẹ (có thể bảo tồn hoặc cắt tc bán phần).

khâu phục hồi, cắt tử cung.

dùng KS liều cao phối hợp toàn thân trong và sau mổ.

A

Trong chuyển dạ

Những thai phụ có nguy cơ sinh khó như khung chậu bất thường, người thấp bé, tử cung có sẹo mổ cũ, ngôi bất thường hoặc có tiền sử sinh khó phải được CHUYỂN TUYẾN NGAY từ tuyến cơ sở lên tuyến có khả năng phẫu thuật, phải có bác
sĩ chuyên khoa đánh giá và tiên lượng cuộc sinh. Khi có nguy cơ vỡ tử cung phải được theo dõi sát để xử trí kịp thời.

  1. Dọa vỡ tử cung
    Tiêm ngay thuốc giảm co tử cung, đặt một đường truyền, đánh giá lại toàn bộ
    cuộc chuyển dạ, tìm nguyên nhân và mổ cấp cứu lấy thai.
  2. Vỡ tử cung
    - Hồi sức tích cực và chống choáng đồng thời mổ cấp cứu. Tất cả các hình thái vỡ tử cung đều phải mổ cấp cứu. Mục đích mỗ để cứu mẹ, do vậy, khi vỡ tử cung dù thai đã chết vẫn phải mổ để cầm máu. Tùy từng trường hợp để bảo tồn hoặc
    cắt tử cung bán phần.
  • Hồi sức chống choáng bằng cách bồi phụ lượng máu đã mất, truyền dịch điện
    giải.
  • Phẫu thuật: tùy thuộc vào tình trạng toàn thân của bệnh nhân, thời gian vỡ,
    tình trạng nhiễm khuẩn, vỡ đơn giản hay phức tạp, tuổi và số con sống của bệnh
    nhân mà quyết định cắt hay bảo tồn tử cung.

+ Khâu phục hồi tử cung: chỉ khâu lại tử cung khi bệnh nhân còn trẻ, còn
nguyện vọng sinh con, vết rách không phức tạp.

+ Cắt tử cung: khi bệnh nhân lớn tuổi, sinh nhiều lần có đủ con, nhiễm khuẩn,
vỡ phức tap.

  • Trong và sau mổ dùng kháng sinh liều cao, phối hợp, đường toàn thân.
How well did you know this?
1
Not at all
2
3
4
5
Perfectly