Dạ dày Flashcards
Dạ dày: vị trí? Hình dạng?
- Vị trí:
+ Nối giữa thực quản và tá tràng.
+ Sát dưới vòm hoành trái.
+ Sau cung sườn và vùng thượng vị trái. - Hình dạng:
+ Co dãn (có thể chứa 2-2.5l hoặc hơn);
+ Khi rỗng: hình chữ J, khi chứa: không cố định.
Hình thể ngoài dạ dày?
2 thành, 2 bờ cong, 2 đầu
+ 2 thành: trước, sau
+ 2 bờ cong: lớn, nhỏ
+ 2 đầu: tâm vị (trên), môn vị (dưới)
Tâm vị: kích thước? vị trí? Cấu trúc giải phẫu quan trọng?
A- rộng 3-4cm.
B- Liên tục thực quản.
C- Chứa lỗ tâm vị.
Lỗ tâm vị: vị trí đối chiếu lên cột sống và thành ngực / bụng? Ý nghĩa giải phẫu? Đặc điểm van?
A- Vị trí:
+ Trước N10, lệch trái #2.5cm.
+ Sau sụn sườn VII trái.
B- Nối thực quản với dạ dày.
C- Không van mà chỉ có các nếp niêm mạc.
Các cơ chế nào giúp thức ăn không trào ngược lên thực quản từ dạ dày?
+ Tư thế đứng.
+ Cơ hoành.
+ Cơ vòng dưới thực quản (tạo thành nếp niêm mạc).
+ Góc His.
Đáy vị: hình dạng? vị trí? Thường chứa?
A- Hình dạng: chén úp / chỏm cầu
B- Vị trí:
+ Bên trái lỗ tâm vị.
+ Ngăn cách với thực quản bởi khuyết tâm vị.
C- Chứa: #50cc không khí.
Thân vị: Hình dạng? vị trí, giới hạn?
- Hình dạng: hình ống có 2 thành, 2 bờ.
- Vị trí và giới hạn:
+ Vị trí: nối tiếp phía dưới đáy vị.
+ Giới hạn: mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị (ở trên) và mặt phẳng ngang đi qua khuyết góc của bờ cong nhỏ (ở dưới).
Phần môn vị: thành phần? Mô tả các thành phần này?
A- Hang môn vị: nối tiếp thân vị; chạy sang phải, ra sau.
B- Ống môn vị: thu hẹp lại như cái phễu; đổ vào môn vị.
Lỗ môn vị: đặc điểm đặc biệt về giải phẫu? Vị trí?
A- Lỗ môn vị: có cơ vòng rất dày.
B- Lỗ môn vị: ở giữa môn vị, bên phải L1
Dạ dày thành trước: Phân chia? Liên quan từng phần?
Gồm 2 phần:
A- Phần thành ngực: thùy gan trái; cơ hoành trái; tim, màng ngoài tim, phổi trái, màng phổi trái (liên quan qua vòm hoành).
B- Phần thành bụng: dạ dày nằm trong tam giác giới hạn bởi cung sườn trái, bờ dưới gan, mặt trên kết tràng ngang.
Thành ngực gan hoành, màng tim màng phổi
Thành bụng sườn trái kết trên gan dưới
Dạ dày thành sau: cách phân chia vùng liên quan các tạng?
3 phần liên quan các tạng:
+ Phần đáy - tâm vị
+ Phần thân vị
+ Phần môn vị
Dạ dày thành sau: liên quan phần đáy - tâm vị?
Phần đáy - tâm vị được dây chằng hoành vị gắn vào trụ trái cơ hoành nên ít di động.
Tâm đáy trụ hoành, dây chằng hoành vị
Dạ dày thành sau: liên quan phần thân vị?
Phần thân vị là thành trước của hậu cung mạc nối, qua đó liên quan:
+ Đuôi tụy.
+ Các mạch máu của rốn lách (trong dây chằng thận lách).
+ Thận và tuyến thượng thận trái.
Thân đuôi tụy, mạch rốn lách, chằng thận lách, thận thượng thận
Dạ dày thành sau: liên quan phần môn vị?
Phần môn vị nằm tựa lên mạc treo kết tràng ngang -> qua đó liên quan:
+ Góc tá hỗng tràng.
+ Các quai tiểu tràng trên.
Môn treo kết, góc tá hỗng, tiểu tràng trên
Bờ cong nhỏ dạ dày: liên quan?
Cong nhỏ nối nhỏ, hậu cung bụng tạng
2 phần:
1. Mạc nối nhỏ bám vào, bên trong có vòng động mạch bờ cong vị nhỏ và chuỗi hạch bạch huyết.
2. Qua hậu cung mạc nối: liên quan với động mạch chủ bụng, động mạch thân tạng và đám rối tạng.
Bờ cong lớn dạ dày: liên quan?
Cong lớn nối lớn, đáy vị vị lách
3 đoạn:
1. Đoạn đáy vị: áp sát vòm hoành trái, liên quan với lách.
2. Đoạn có dây chằng / mạc nối vị lách (chứa các động mạch vị ngắn).
3. Đoạn có mạc nối lớn (chứa vòng động mạch bờ cong vị lớn).
Dạ dày di động hay đứng yên? Tại sao dạ dày cố định vị trí?
A- Dạ dày di động.
B- Cố định vị trí nhờ được treo bởi:
+ Mạc nối nhỏ.
+ Mạc nối lớn.
+ Các dây chằng vị hoành, vị lách và vị kết tràng -> cũng là thành phần của mạc nối lớn.
Lớp thanh mạc dạ dày: vị trí? hình thành?
A- Là lớp ngoài cùng
B- Hình thành: thuộc lá tạng phúc mạc, bản chất là sự liên tục của mạc nối nhỏ phủ 2 mặt trước và sau dạ dày.
(-> Đến bờ cong lớn, các mạc nối nhỏ này liên tục với mạc nối lớn và mạc nối vị lách).
Tấm dưới thanh mạc dạ dày: đặc điểm hình thể? Thành phần chứa bên trong?
+ Bản chất là một tổ chức liên kết rất mỏng, nhất là ở 2 mặt trước và sau dạ dày.
+ Tấm dưới thanh mạc gần 2 bờ cong dày hơn, chứa mỡ và các bó mạch - thần kinh.
Lớp cơ dạ dày: gồm các lớp nào từ ngoài vào trong? Mô tả?
A-. Lớp cơ dọc:
+ Liên tục với cơ dọc thực quản và tá tràng.
+ Dày nhất dọc theo bờ cong vị nhỏ.
B- Lớp cơ vòng: là lớp cơ chính.
+ Bao kín toàn bộ dạ dày.
+ Dày lên ở môn vị -> tạo cơ thắt môn vị.
C- Lớp cơ chéo:
+ Không bao kín dạ dày.
+ Chạy vòng quanhđáy vị
-> đi chéo xuống phía bờ cong lớn.