Ligament injuries about the knee Meniscus lesions Popliteal cyst Flashcards
(13 cards)
Chấn thương dây chằng đầu gối, rách sụn chêm, nang khoeo
Các dây chằng
Các dây chằng:
Dây chằng có vai trò ngăn trật khớp hoặc gập góc quá mức vượt giới hạn chuyển động bình thường.
Phần xương của khớp gối vốn không ổn định, sự ổn định phụ thuộc vào dây chằng và cơ bắp.
Tổn thương cả hai dây chằng thường cần phẫu thuật.
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)
Dây chằng chéo trước (ACL) ngăn xương chày trượt ra trước dưới xương đùi.
Nguyên nhân phổ biến:
Chuyển hướng đột ngột
Dừng lại đột ngột
Giảm tốc độ
Nhảy và tiếp đất
Chấn thương trực tiếp khi chơi thể thao (vd: đá bóng)
🔸 Triệu chứng:
Nghe tiếng “rắc”
Đau ngay lập tức, hạn chế vận động
Không thể tiếp tục chơi
Sưng sau 2–12 giờ
Đau khi cố đứng dậy
Co thắt cơ
🔸 Điều trị:
- Bảo tồn (không phẫu thuật):
Thường dùng cho người lớn tuổi hoặc ít vận động
Tăng cường cơ quanh gối, dùng nẹp cố định
Giảm hoặc tránh các vận động có nguy cơ tái chấn thương
- Phẫu thuật:
Nội soi khớp
Tái tạo dây chằng bằng gân tự thân từ gân bánh chè patella hoặc gân cơ kheo
Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL)
Dây chằng chéo sau ngăn xương chày trượt ra sau
Thường ít phổ biến hơn ACL
Tổn thương xảy ra khi:
Va đập mạnh vào trước gối khi gập (vd: đập vào tap-lô xe)
Té ngửa đầu gối xuống sàn
Kéo giật cẳng chân (PCL sprain)
🔸 Điều trị:
Vật lý trị liệu, tăng sức mạnh cơ tứ đầu quadriceps
Hút dịch nếu có tụ máu
Phẫu thuật nếu rách nặng: ghép xương từ xương chày
Tổn thương dây chằng bên (Collateral Ligament Injuries)
Thường do va chạm ở mặt ngoài đầu gối
Có thể kèm đau sắc nhọn ở mặt trong khớp gối
🔸 Điều trị:
Nếu dây chằng bên trong (MCL) bị rách nhẹ một phần, điều trị bảo tồn là chủ yếu.
Với trường hợp rách hoàn toàn, cần đeo nẹp giới hạn vận động trong 4–6 tuần.
Áp dụng phương pháp RICE:
Rest: nghỉ ngơi để dây chằng có thời gian hồi phục.
Ice: chườm lạnh 2–3 lần/ngày, mỗi lần 15–20 phút.
Compression: băng ép vết thương để hạn chế sưng.
Elevation: nâng cao chân bất cứ khi nào có thể.
Khám lâm sàng để đánh giá tổn thương dây chằng
Drawer test – Kiểm tra dây chằng chéo
Lachman test – Đặc hiệu cho dây chằng chéo trước (ACL)
Knee Valgus Stress Test
Drawer test – Kiểm tra dây chằng chéo
Người bệnh nằm ngửa, gập hông 45°, gập gối 90°, bàn chân đặt lên bàn khám.
Bác sĩ ngồi lên bàn chân bệnh nhân, đặt hai tay lên phía trước cẳng chân, kéo ra trước (kiểm tra dây chằng chéo trước – anterior drawer) hoặc đẩy ra sau (kiểm tra dây chằng chéo sau – posterior drawer).
Nếu xương chày trượt trước hoặc trượt sau nhiều hơn bình thường, nghiệm pháp dương tính → tổn thương dây chằng tương ứng.
Lachman test – Đặc hiệu cho dây chằng chéo trước (ACL)
Bệnh nhân nằm ngửa, gập gối khoảng 20–30°.
Một tay giữ mặt ngoài đùi gần xương đùi, tay kia đặt dưới xương chày và kéo ra trước.
Nếu xương chày trượt ra trước một cách bất thường, nghiệm pháp dương tính (tổn thương ACL).
“Firm endpoint” tức là khi dây chằng nguyên vẹn, sẽ thấy có giới hạn rõ ràng khi kéo.
Knee Valgus Stress Test
Bệnh nhân nằm ngửa, chân thả lỏng ngoài bàn.
Gối gập khoảng 20°, bác sĩ ấn nhẹ từ phía ngoài cổ chân về trong và giữ đùi cố định.
Valgus stress kiểm tra dây chằng bên trong (MCL).
Varus stress kiểm tra dây chằng bên ngoài (LCL).
Rách sụn chêm (Tears of the menisci)
Overview, Sx
Sụn chêm là một cấu trúc giống như cao su hình chữ C nằm giữa hai xương chính của đầu gối.
Sụn chêm giúp đầu gối ổn định, trơn tru, hấp thụ lực và dẫn hướng chuyển động.
Rách sụn chêm thường xảy ra do vặn đầu gối, xoay, hoặc thay đổi hướng đột ngột.
Sụn chêm trong bị rách thường gặp hơn sụn chêm ngoài.
🔸 Triệu chứng:
Cảm giác “bật” khi rách sụn
Cứng khớp, đau âm ỉ
Cảm giác “kẹt” hoặc “lỏng lẻo” ở đầu gối
Khó duỗi thẳng gối
Lỏng khớp gối
Rách sụn chêm (Tears of the menisci)
Giải phẫu bệnh học
Giải phẫu bệnh học:
Hầu hết các dạng rách là dạng dọc theo chiều dài sụn chêm (longitudinal tear).
Nếu rách kéo dài tới phần sau và mảnh bị rách lật vào trong, gọi là rách dạng quai xô (bucket-handle tear).
Mảnh rách có thể bị kẹt → hạn chế duỗi đầu gối (gọi là “khóa khớp”).
Vì sụn chêm không có mạch máu → không chảy máu vào khớp, nhưng có dịch viêm làm khớp sưng.
Rách sụn chêm (Tears of the menisci)
Triệu chứng đặc hiệu theo vị trí
Triệu chứng đặc hiệu theo vị trí:
▶️ Sụn chêm trong (medial meniscus):
Gặp ở người trẻ 15–45 tuổi
Đau ở mặt trong khớp gối
Đau tăng khi gập gối hoặc xoay
Dễ bị thoái hóa về sau
▶️ Sụn chêm ngoài (lateral meniscus):
Triệu chứng gần giống sụn trong nhưng nhẹ hơn
Đau ở mặt ngoài khớp gối
Rách sụn chêm (Tears of the menisci)
Dx, Tx
Chẩn đoán hình ảnh:
X-quang có thể thấy hẹp khe khớp nếu tổn thương nặng.
MRI là phương pháp nhạy và chính xác nhất.
Nội soi khớp có thể được dùng để chẩn đoán và điều trị.
🔸 Điều trị:
Cắt bỏ phần rách của sụn chêm, hoặc cắt toàn bộ nếu bị tổn thương dạng “quai xô”.
Nếu rách ở vùng có mạch máu → có thể khâu lại.
Nếu là rách ngoại vi có thể tự lành.
Nang khoeo (Baker’s cyst)
Là tình trạng tụ dịch viêm bao hoạt dịch ở phía sau gối.
Nguyên nhân:
Viêm khớp (đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp)
Rách sụn chêm
Thường gặp ở người lớn tuổi
🔸 Triệu chứng:
Căng đau vùng khoeo, đặc biệt khi gập hoặc duỗi gối
Nếu nang vỡ → đau dữ dội giống viêm tĩnh mạch sâu
Nang mềm, thấy rõ khi đứng
🔸 Chẩn đoán:
Siêu âm là phương pháp rất hữu ích
MRI xác định nguyên nhân
🔸 Điều trị:
Chọc hút nang nếu lớn
Tiêm corticoid tại chỗ nếu cần